Bảng kiểm kiểm tra hoạt động tại các nhà hộ sinh trên địa bàn tphcm 2024

Trong xu thế toàn cầu hóa và cải tiến y khoa không ngừng nghỉ, việc kiểm tra và đánh giá chất lượng cơ sở khám chữa bệnh là một phần không thể thiếu để nâng cao dịch vụ y tế. Đặc biệt, tại các nhà hộ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, việc này trở nên càng quan trọng khi tổ chức và quản lý các dịch vụ sinh sản đóng vai trò tiên quyết đối với sức khỏe mẹ và bé.

Năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, một cuộc kiểm định toàn diện được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo môi trường sinh nở an toàn, hiện đại và thân thiện.

Bảng kiểm kiểm tra hoạt động tại các nhà hộ sinh

Chất lượng nhà hộ sinh không chỉ đáp ứng về cơ sở vật chất khang trang mà còn phải hiện hữu trên trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, cũng như trải qua các phương pháp quản lý và hoạt động chuyên nghành cập nhật.

Bảng kiểm tra cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

  1. Có biển hiệu đầy đủ thông tin theo quy định, bao gồm: tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc, số giấy phép hoạt động và không có biểu tượng chữ thập đỏ.
  2. Có phòng khám thai với đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo biên bản thẩm định (*)
  3. Có phòng khám phụ khoa với đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo biên bản thẩm định (*).
  4. Có buồng đẻ với đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo biên bản thẩm định (*).
  5. Có phòng lưu bệnh để theo dõi, điều trị sản phụ trước và sau khi sinh (có số giường lưu dưới 20 giường) (*).
  6. Có buồng sơ sinh với đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo biên bản thẩm định (*).
  7. Có phòng khám sơ sinh với đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo biên bản thẩm định (*)
  8. Có phòng kế hoạch hóa gia đình với đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo biên bản thẩm định (*).
  9. Buồng sanh có khu vực vệ sinh tay trước khi đỡ sanh (*).
  10. Buồng sanh có khu vực cho nhân viên y tế thay quần áo sạch, dép sạch trước khi đỡ sanh.
  11. Buồng sanh, buồng thủ thuật phải kín.
  12. Buồng sanh luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân tại cửa vào buồng sanh, buồng thủ thuật gồm: áo choàng/tạp dề, nón, khẩu trang.
  13. Có nhà vệ sinh thiết kế tay vịn.
  14. Có cảnh báo nguy hiểm tại tất cả các vị trí có nguy cơ trượt, ngã như sàn nhà trơn, nhà vệ sinh, cầu thang, vị trí không bằng phẳng,…
  15. Có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu thiết yếu phù hợp từng đối tượng (bao gồm đối tượng tiêm) theo quy định và sẵn sàng sử dụng.
  16. Có đầy đủ thuốc cấp cứu phản vệ, thuốc cấp cứu chuyên khoa theo quy định (*).
  17. Tại nơi sử dụng thuốc, bàn tiêm, khu vực theo dõi sau tiêm có sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ được dán hoặc treo ở vị trí dễ nhìn.
  18. Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt.
  19. Các trang thiết bị y tế đang sử dụng đều được Sở Y tế thẩm định, được bảo trì, bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  20. Các trang thiết bị y tế được kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ đúng quy định.
  21. Tất cả giường lưu bệnh, giường cấp cứu, băng ca,… có thanh chắn phòng chống té ngã.
  22. Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và được phép cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh (*).
  23. Có sơ đồ hướng dẫn tiêm chủng tại cơ sở cho người dân.
  24. Khu vực tiêm chủng được bố trí theo nguyên tắc một chiều (từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng) (*).
  25. Các khu vực tiêm chủng đều có bản tên đầy đủ.
  26. Phòng tiêm có bồn nước rửa tay, xà phòng (hoặc có dung dịch sát khuẩn tay nhanh) đầy đủ.
  27. Có hộp thuốc cấp cứu phản vệ đầy đủ, còn hạn sử dụng tại bàn tiêm, khu vực theo dõi sau tiêm (*).
  28. Trang thiết bị cấp cứu phù hợp với đối tượng tiêm: bóng ambu, mặt nạ, huyết áp kế, oxy.

Bảng kiểm kiểm tra hoạt động tại các nhà hộ sinh

Bảng kiểm tra nhân sự tại các nhà hộ sinh

  1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ có giấy phép hành nghề với phạm vi là chuyên khoa phụ sản, hoặc cử nhân hộ sinh có giấy phép hành nghề (*).
  2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hành nghề toàn thời gian (*).
  3. Tất cả nhân sự đều đăng ký hành nghề với Sở Y tế theo quy định.
  4. Tất cả nhân sự hành nghề tại cơ sở có tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục đầy đủ theo quy định (120 giờ trong 5 năm).
  5. Đảm bảo nhân sự thực hiện danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt.
  6. Đảm bảo nhân sự trực chuyên môn theo thời gian hoạt động được cấp phép (tối thiểu 2 kíp trực, mỗi kíp trực tối thiểu có 02 nhân sự có giấy phép hành nghề: 01 bác sĩ/cử nhân hộ sinh và 01 điều dưỡng/hộ sinh) (*).
  7. Có nhân sự chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn và được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  8. Nếu nhà hộ sinh xử lý dụng cụ tại đơn vị: có nhân sự chuyên trách được đào tạo về xử lý dụng cụ.
  9. Nhân sự tham gia hoạt động tiêm chủng đầy đủ số lượng theo quy định (**).
  10. Tất cả nhân sự tham gia hoạt động tiêm chủng đều được tập huấn an toàn tiêm chủng (**).

Bảng kiểm hoạt động chuyên môn của nhà hộ sinh

  1. Tất cả danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đều được Sở Y tế phê duyệt.
  2. Tất cả các danh mục được phê duyệt đều có quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  3. Nhân viên y tế tuân thủ quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt.
  4. Có tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đối với các bệnh thường gặp tại cơ sở).
  5. Nhân viên y tế tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành.
  6. Có ban hành quy trình cấp cứu ngừng tim-ngừng thở, sốc mất máu và hồi sức sơ sinh theo quy định hiện hành.
  7. Nhân viên trình bày được quy trình chẩn đoán, xử trí phản vệ, cấp cứu ngừng tim-ngừng thở, sốc mất máu và hồi sức sơ sinh.
  8. Có lập hồ sơ bệnh án, ghi chép và lưu trữ đầy đủ theo quy định.
  9. Thực hiện quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định.

Bảng kiểm kiểm tra hoạt động tại các nhà hộ sinh

Bảng kiểm kiểm tuân thủ quy định kiểm soát nhiễm khuẩn

Vệ sinh bề mặt 

  1. Có quy trình hoặc hướng dẫn công việc thực hiện vệ sinh bề mặt vật dụng/thiết bị, sàn nhà tại buồng sanh, buồng thủ thuật.
  2. Nhân viên tuân thủ thực hành vệ sinh bề mặt tại buồng sanh, buồng thủ thuật theo quy trình hoặc hướng dẫn công việc sau mỗi ca sinh, mỗi ca thủ thuật.

Vệ sinh tay  

  1. Có bồn rửa tay thường quy và xà phòng.
  2. Có quy trình vệ sinh tay thường quy bằng xà phòng treo hoặc dán ở trước bồn rửa tay.
  3. Nước rửa tay vô khuẩn, kiểm định độc lập mỗi 3 tháng.
  4. Có khăn lau tay sạch hoặc khăn giấy sử dụng 1 lần tại khu vực bồn rửa tay.
  5. Có dung dịch vệ sinh tay chứa cồn tại mỗi bàn khám, buồng sanh, buồng thủ thuật, khu vực đông người qua lại

Quản lý chất thải y tế 

  1. Thực hiện phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn.
  2. Trang bị túi, thùng để thu gom chất thải rắn y tế.
  3. Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế với đơn vị chức năng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế đúng quy trình an toàn, vệ sinh.
  4. Quy định phân loại rác dán, treo ở vị trí dễ đọc và ngay tại nơi đặt thùng rác.
  5. Có kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa theo quy định.
  6. Bố trí khu vực lưu trữ tạm thời chất thải rắn y tế theo quy định.
  7. Hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động liên tục 24/24.
  8. Kết quả xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường theo quy định.
  9. Thực hiện báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định.

Xử lý dụng cụ

  1. Có bố trí khu vực xử lý dụng cụ riêng biệt, thông thoáng (có cửa sổ hoặc quạt hút).
  2. Khu vực xử lý dụng cụ phải đảm bảo có tối thiểu 02 vùng tách biệt (vùng dơ để rửa dụng cụ và vùng sạch để đóng gói, hấp tiệt khuẩn và lưu trữ).
  3. Có lưu đồ hướng dẫn quy trình xử lý dụng cụ.
  4. Có tối thiểu 02 bồn hoặc thùng riêng biệt để ngâm hóa chất làm sạch và ngâm hóa chất khử khuẩn. Trong đó, có tối thiểu 01 bồn để cọ rửa dụng cụ dưới vòi nước.
  5. Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân để rửa dụng cụ: găng cao su dài tay, tạp dề, khẩu trang, kính bảo hộ.
  6. Có đầy đủ dụng cụ cọ rửa riêng biệt như bàn chải, chổi nhỏ….
  7. Có đầy đủ 02 loại hóa chất: enzyme làm sạch và khử khuẩn mức độ trung bình.
  8. Tất cả dụng cụ phải được đóng gói, sử dụng riêng cho mỗi sản phụ.
  9. Sử dụng chỉ thị nhiệt khi đóng gói dụng cụ.
  10. Sử dụng lò hấp chuyên dụng. Khuyến khích sử dụng lò hấp chân không thay thế cho lò hấp trọng lực.
  11. Kiểm định chất lượng lò hấp độc lập từ bên thứ ba (có tem kiểm định dán trên máy).
  12. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hàng năm.
  13. Sử dụng bowie dick test để kiểm soát chất lượng lò hấp tối thiểu mỗi tuần.
  14. Bố trí khu vực/tủ lưu giữ dụng cụ vô khuẩn

Trường hợp đơn vị có khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất

  1. Có thùng ngâm riêng biệt cho hóa chất khử khuẩn mức độ cao.
  2. Có hóa chất khử khuẩn mức độ cao.
  3. Có nước vô khuẩn để tráng rửa dụng cụ
  4. Kiểm tra nồng độ hóa chất khử khuẩn mức độ cao hằng ngày

Xử lý đồ vải  

Nếu nhà hộ sinh thực hiện xử lý đồ vải tại đơn vị

  1. Có quy trình hoặc lưu đồ thu gom, xử lý đồ vải sau sử dụng và đồ vải lây nhiễm.
  2. Có khu vực xử lý đồ vải.
  3. Có trang thiết bị thu gom, xử lý đồ vải và hóa chất theo quy định.
  4. Có tủ lưu trữ đồ vải sạch sau xử lý.

Nếu nhà hộ sinh hợp đồng thu gom, xử lý đồ vải y tế với đơn vị có tư cách pháp nhân: 

  1. Có quy trình hoặc lưu đồ thu gom, xử lý đồ vải sau sử dụng và đồ vải lây nhiễm.
  2. Có tủ lưu trữ đồ vải sạch sau khi tiếp nhận từ đơn vị bên ngoài

Bảng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng

  1. Thực hiện tiêm chủng lao và viêm gan B liều sơ sinh cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh?
  2. Có quy trình hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại khu vực theo dõi, xử trí.

Thực hành an toàn tiêm chủng 

Thực hành khám, tư vấn 

  1. Tất cả trẻ được tiêm đều được đo dấu sinh hiệu đầy đủ, chính xác.*
  2. Tất cả trẻ được tiêm đều được khám sàng lọc trước tiêm.*

Thực hành tiêm chủng 

  1. Không có bơm kim tiêm đã rút sẵn vắc xin chờ đối tượng đến tiêm.*
  2. Rửa tay/sát khuẩn tay trước khi tiêm. 94. Chọn và kiểm tra vắc xin đã chỉ định.
  3. Giới thiệu về vắc xin và vị trí tiêm vắc xin.
  4. Rút vắc xin đúng liều lượng vào bơm kim tiêm.
  5. Tiêm đúng kỹ thuật (tư thế, sát khuẩn, đường tiêm, liều tiêm, hủy kim đúng cách).
  6. Người được tiêm được theo dõi 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng.
  7. Hướng dẫn người nhà theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 24 giờ

Thực hành bảo quản vắc xin

  1. Có áp phích dây chuyền lạnh.
  2. Trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin**
  3. Nhiệt độ bảo quản vắc xin tại tất cả các thiết bị bảo quản vắc xin theo đúng quy định*
  4. Sắp xếp vắc xin trong phích, hòm lạnh đúng quy định (không tiếp xúc trực tiếp bình tích lạnh, lọ vắc xin đã mở được cắm lên miếng mút)*
  5. Sắp xếp vắc xin và dung môi tại tất cả các tủ bảo quản vắc xin đúng quy định
  6. Các tủ bảo quản vắc xin không có nước, bụi bẩn, nấm mốc**
  7. Có bảng theo dõi nhiệt độ, thiết bị ghi nhiệt độ tự động (data logger) cho mỗi tủ*
  8. Có thiết bị cảnh báo tự động (như chuông, đèn và/hoặc tin nhắn) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản (trường hợp bảo quản vắc xin qua đêm)*
  9. Bảng theo dõi nhiệt độ được ghi ít nhất mỗi ngày 2 lần
  10. Có lập sổ lý lịch, nhật ký tủ.
  11. Có đầy đủ các quy trình thao tác chuẩn theo quy định của thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc*
  12. Có biên bản giao nhận, sổ/thẻ quản lý vắc xin và cập nhật kịp thời đầy đủ

Thực hành cuối buổi tiêm, ghi chép mũi tiêm

  1. Có văn bản bàn giao tài khoản cho cá nhân phụ trách.
  2. Ghi chép đầy đủ thông tin tiêm chủng vào sổ, phiếu tiêm chủng cá nhân.
  3. Nhập thông tin tiêm chủng vào Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia ngay trong buổi tiêm.
  4. Nhập, tạo và dán mã tất cả trẻ sanh tại đơn vị vào sổ tiêm chủng cá nhân và thông tin, hướng dẫn đối tượng về mã tiêm chủng.

Ghi chú:

– Tiêu chí (*): Nếu không đạt, tùy theo mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra sẽ xem xét lập biên bản xử lý theo quy định.

– Tiêu chí (**): Nếu không đạt, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản đề nghị cơ sở tạm ngừng hoạt động chuyên môn liên quan từng lĩnh vực và xử lý theo quy định

5/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Các bạn quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *