Tiêu chí kiểm soát nhiễm khuẩn cơ sở khám chữa bệnh không có giường bệnh nội trú

Để hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh không có giường bệnh nội trú trong việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh khi cung cấp dịch vụ y tế, Sở Y tế đã phối hợp với Liên Chi hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Thành phố ban hành Tiêu chí kiểm soát nhiễm khuẩn tối thiểu, áp dụng cho các cơ sở trên địa bàn Thành phố (theo Công văn số 7777/SYT-NVY ngày 15/9/2023).

Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì?

Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Kiểm soát nhiễm khuẩn này là cơ sở để thẩm định các điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn khi cấp giấy phép hoạt động, điều chỉnh nội dung giấy phép do thay đổi phạm vi chuyên môn và quy mô tổ chức; đồng thời, là căn cứ để phê duyệt danh mục kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới, thẩm định kỹ thuật chính thức, cũng như tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của các đơn vị.

Tùy theo quy mô tổ chức, phạm vi chuyên môn của cơ sở, đơn vị phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:

  • Đối với cơ sở chỉ khám bệnh, kê đơn: Thực hiện đầy đủ các tiêu chí nhóm A, B, C.1-C.3.
  • Đối với cơ sở có sử dụng dụng cụ sử dụng lại: Thực hiện thêm các tiêu chí nhóm D.
  • Đối với cơ sở có thực hiện các kỹ thuật trong buồng tiểu phẫu, kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện thêm các tiêu chí nhóm E, F.
  • Đối với cơ sở có sử dụng đồ vải: Thực hiện thêm các tiêu chí nhóm G.

Triển khai Tiêu chí kiểm soát nhiễm khuẩn

Triển khai tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh không có giường bệnh nội trú

A. Nhân sự

A.1/ Nếu cơ sở có thực hiện các thủ thuật xâm lấn: Có nhân sự chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn và được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn. Khuyến khích tất cả cơ sở phải có nhân sự được tập huấn

=> Theo điều 24 thông tư 16/2018-BYT khoản 2 quy định: Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn

A.2/ Nếu cơ sở có xử lý dụng cụ tại đơn vị: Có nhân sự chuyên trách được đào tạo về xử lý dụng cụ.

=> Nhân viên thuộc bộ phận giám sátbộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 03 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn

B. Vệ sinh tay thường quy

B.1/ Có bồn rửa tay thường quy, đầy đủ nước sạch, xà phòng

=> Đối với vệ sinh tay thường quy bằng xà phòng và nước thì bồn rửa tay cần được mở bằng chân hoặc cần gạt, nước phải sạch.

B.2/ Có đầy đủ khăn lau tay sạch hoặc giấy sử dụng 01 lần.

=> Có thùng đựng khăn vải/ giấy sau khi sử dụng

B.3/ Có dung dịch vệ sinh tay chứa cồn tại mỗi bàn khám, buồng thủ thuật, khu vực đông người qua lại.

=> Cơ sở cần trang bị đầy đủ phương tiện cho vệ sinh tay thường quy. Đối với sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch có chứa cồn thì vị trí là phòng thủ thuậtbàn khám bệnh. Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn và còn hạn sử dụng. Poster quy trình vệ sinh tay thường quy.

C. Vệ sinh bề mặt và xử lý chất thải

C.1/ Có quy trình và thực hiện vệ sinh bề mặt đúng quy định.

=> Cần có quy trình vệ sinh bề mặt cho phòng thủ thuật/ phẫu thuật. Cần có phương tiện, hóa chất cho vệ sinh môi trường bệ mặt.

vệ sinh bề mặt kiểm soát nhiểm khuẩn

Màu tải

  • Khu vực nguy cơ ô nhiễm thấp -> Màu xanh -> 1 bước hóa chất tẩy rửa
  • Khu vực nguy cơ ô nhiễm trung bình -> Màu vàng -> 1 bước hóa chất tẩy rửa
  • Khu vực nhuy cơ ô nhiễm cao -> Màu đỏ -> 2 bước hóa chất tẩy rửa + hóa chất khử khuẩn
  • Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao -> Màu trắng -> 2 bước hóa chất tẩy rửa + hóa chất khử khuẩn

Nguyên tắc:

  • Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Thu dọn chất thải nhìn thấy được bằng tải ẩm. KHÔNG sử dụng chổi để quét sàn
  • Tải sự dụng 1 lần: PM 10m2/ tải. Còn lại 20m2/ tải. Hoặc thay khi bẩn. KHÔNG giặc tải tại phòng bệnh.Sau khi vệ sinh bề mặt, tải phải được bỏ vào bao về chuyển nơi giặt xử lý.
  • Dụng cụ vệ sinh cho PM cần riêng biệt.
  • Hóa chất: đúng nồng độ; thay khi cần.

Tần suất đối với phòng thủ thuật/ phẫu thuật:

  • Trước ca đầu tiên
  • Giữa 2 ca
  • Sau ca PT cuối cùng

Phun khử khuẩn hay đèn cực tím UCV

  • Là biện pháp hỗ trợ
  • KHÔNG thay thế cho quy trình vệ sinh bề mặt.

Đèn cực tím UVC

  • Đúng chủng loại đèn, phát ra được tia UVC, 254nm.
  • An toàn cho người sử dụng.
  • Khử khuẩn bề mặt: cần lưu ý bán kính từ đèn ra bề mặt xung quanh. Tuỳ công suất đèn để tính toán thời gian chiếu phù hợp. Và dễ bị cản bởi bất kỳ rào chắn nào.
  • Khử khuẩn không khí: cần có luồng lưu thông không khí.

C.2/ Có quy trình và phân loại chất thải y tế theo quy định.

Cần có:

  • Quy trình/ Sơ đồ phân loại chất thải tại nguồn.
  • Trang bị đầy đủ thùng, túi theo mã màu quy định.
  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn cần đựng trong thùng kháng thủng màu vàng, có nắp đậy. Thiêu huỷ sau sử dụng. Ko tái sử dụng.
  • Hợp đồng + Hoá đơn thu gom chất thải y tế (nguy hại, lây nhiễm, thông thường, tái chế).
  • Nơi lưu trữ tạm thời chất thải y tế tại cơ sở theo quy định.

C.3/ Có khu vực thu gom chất thải y tế

C.4/ Hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động liên tục 24/24 (chỉ áp dụng đối với cơ sở có thực hiện xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng có phát sinh chất thải lỏng hoặc giặt đồ vải lây nhiễm tại cơ sở)

13-so-do-phan-loai-chat-thai-y-te

D. Xử lý dụng cụ

D.1 Tất cả dụng cụ dùng trong phẫu thuật phải được tiệt khuẩn. Nếu cơ sở thực hiện tiệt khuẩn dụng cụ tại chỗ: Thực hiện các bước từ D1.1 đến D1.17

15-xu-ly-dung-cu

D.1.1./ Bố trí khu vực xử lý dụng cụ riêng biệt, thông thoáng (có cửa sổ hoặc quạt hút).

D.1.2./ Khu vực xử lý dụng cụ đảm bảo 03 vùng tách biệt (vùng dơ, vùng sạch, vùng lưu trữ dụng cụ vô khuẩn) bằng bố trí ngăn phòng/khu vực độc lập hoặc bằng vách ngăn cố định (chiều cao tối thiểu 80 cm tính từ mặt bàn). Nếu không đảm bảo 03 vùng tách biệt thì phải đảm bảo có tối thiểu 02 vùng tách biệt (vùng dơ để rửa dụng cụ và vùng sạch để đóng gói, hấp
tiệt khuẩn và lưu trữ).
Khuyến khích khu vực xử lý dụng cụ đảm bảo 01 chiều.

37- tieu-chuan-kiem-soat-nhiem-khuan-co-ban-co-so-kham-chua-benh-37 (13)

D.1.3./ Có lưu đồ hướng dẫn xử lý dụng cụ ngay tại khu vực xử lý dụng cụ.

=> Quy trình: tiền làm sạch -> Làm sạch bằng dụng dịch Enzyme -> để khô -> Khử khuẩn mức độ trung bình -> Sấy khô -> Chuyển đến khu vực đóng gói.

  • Làm sạch là quá trình sử dụng cơ học & hoá học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những dụng cụ.
  • Làm sạch là bước đầu tiên và bắt buộc trong chu trình tái xử lý dụng cụ [QĐ 3671/2012-BYT].
  • Thời điểm: càng sớm càng tốt sau khi sử dụng.
  • Hoá chất: Chất tẩy rửa/ Enzymes (sử dụng một lần)
  • Mục tiêu: loại bỏ các chất sinh học và các cặn hữu cơ có trên bề mặt dụng cụ.

D.1.4./ Có tối thiểu 02 bồn hoặc thùng riêng biệt để ngâm hóa chất làm sạch và ngâm hóa chất khử khuẩn. Có tối thiểu 01 bồn có vòi nước để cọ rửa dụng cụ dưới vòi nước.

D.1.5./ Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân để rửa dụng cụ: Găng cao su dài tay, tạp dề, khẩu trang, kính bảo hộ.

D.1.6./ Có đầy đủ dụng cụ cọ rửa riêng biệt như bàn chải, chổi nhỏ…

D.1.7./ Có đầy đủ các loại hóa chất: Enzyme làm sạch, hóa chất khử khuẩn

37- tieu-chuan-kiem-soat-nhiem-khuan-co-ban-co-so-kham-chua-benh-37 (13)

D1.8./ Tất cả dụng cụ phải được đóng gói, sử dụng riêng cho mỗi người bệnh. Có thể dùng các cách đóng gói sau:

  • Sử dụng săng vải may 02 lớp, giặt sạch sau mỗi lần sử dụng.
  • Sử dụng túi ép chuyên dụng được hàn kín 02 đầu.
  • Sử dụng vải không dệt.
  • Sử dụng hộp chuyên dụng (có hệ thống màng lọc 01 chiều). Đóng gói 2 lớp đối với gói vải và gói giấy.

37- tieu-chuan-kiem-soat-nhiem-khuan-co-ban-co-so-kham-chua-benh-37 (13)

Đóng gói – Sai lầm thường gặp

  • Đóng gói bằng hộp inox thông thường: không kín. Không khuyến cáo sử dụng.
  • Đóng gói bằng săng vải:
    • Vải may 2 lớp và đóng gói 2 lần.
    • Cần giặt sạch sau mỗi lần sử dụng.
  • Đóng gói bằng túi ép: KÍN

D1.9./ Sử dụng bowie dick test để kiểm soát chất lượng lò hấp tối thiểu mỗi tuần, khuyến khích thực hiện hằng ngày.

D1.10./ Có sử dụng chỉ thị nhiệt khi đóng gói dụng cụ.

D1.11./ Có sử dụng chỉ thị kiểm soát nhiệt độ, áp suất, thời gian (nhóm chỉ thị mức 4, 5) đối với gói dụng cụ phẫu thuật, khuyến khích thực hiện với tất cả các gói dụng cụ.

D1.12./ Khuyến khích thực hiện chỉ thị sinh học với mỗi bộ dụng cụ có cấy ghép

=> Theo dõi và giám sát kiểm tra chất lượng dụng cụ tiệt khuẩn

– Sử dụng các chỉ thị sinh học, hóa học, cơ học để giám sát quy trình TK

– Thường xuyên kiểm tra các thông số cơ học của lò hấp (thời gian, nhiệt độ, áp suất). Các chỉ thị thử nghiệm chất lượng máy hấp ướt cần làm hằng ngày và đặt vào máy không chứa DC (chạy không tải) và phải được kiểm tra ngay sau khi kết thúc quy trình TK đầu tiên trong ngày. Nên có các test thử kiểm tra chất lượng máy hấp Bowie-dick và dùng test để kiểm tra 3 thông số (áp suất, nhiệt độ và thời gian).

Quy định BYT/2012:

  • Test thiết bị: Bowie Dick: tần suất mỗi ngày hoặc sau sửa chữa thiết bị.
  • Test tiếp xúc (Type 1): mỗi gói dụng cụ
  • Test hoá học đa thông hoá (Type IV, V): mỗi gói dụng cụ
  • Test vi sinh: Mỗi tuần/Mỗi PT có cấy ghép.

D1.13./ Sử dụng lò hấp chân không. Trong trường hợp sử dụng lò hấp trọng lực, cơ sở chỉ thực hiện những kỹ thuật đơn giản: thay băng, cắt chỉ.

D1.14./ Không sử dụng lò hấp nhanh, nồi luộc, lò nhiệt khô, lò hấp EtO không có bộ lọc khí, đèn UV… để tiệt khuẩn dụng cụ.

D1.15./ Có kiểm định chất lượng lò hấp độc lập từ bên thứ ba (có tem kiểm định dán trên máy) và còn hiệu lực.

D1.16./ Có thực hiện bảo trì, bảo dưỡng lò hấp định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

37- tieu-chuan-kiem-soat-nhiem-khuan-co-ban-co-so-kham-chua-benh-37 (13)

D1.17./ Bố trí khu vực/tủ lưu giữ dụng cụ đã tiệt khuẩn

=> Có thể lưu trữ trong tủ dụng cụ đã tiệt khuẩn riêng biệt. Không lưu trữ dụng cụ thường quy trong phòng phẫu thuật. Không cần lưu trong tủ cực tím

D.2./ Nếu phòng khám có khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất: Thực hiện từ D1.1 đến D1.7, ngoài ra còn thực hiện thêm các bước từ D2.1 đến D2.4

=> Khử khuẩn mức độ cao cần có khu vực riêng. KHÔNG xử lý dụng cụ ngay tại phòng khám

  • D2.1./ Có thùng ngâm riêng biệt cho hóa chất khử khuẩn mức độ cao..
  • D2.2./ Có hóa chất khử khuẩn mức độ cao.
  • D2.3./ Có nước vô khuẩn để tráng rửa dụng cụ.
  • D2.4./ Kiểm tra nồng độ hóa chất khử khuẩn mức độ cao hằng ngày
  • D2.5./ Bố trí khu vực/tủ lưu giữ dụng cụ vô khuẩn.

D.3./ Nếu cơ sở hợp đồng với đơn vị khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ có tư cách pháp nhân: Thực hiện các bước từ D3.1 đến D3.2.

  • D3.1./ Có bố trí khu vực xử lý dụng cụ ban đầu.
  • D3.2./ Bố trí khu vực/tủ lưu giữ dụng cụ vô khuẩn

E./ Vệ sinh tay ngoại khoa

E.1./ Có khu vực vệ sinh tay ngoại khoa ngoài buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình. Lưu ý bồn vệ sinh tay bố trí trong khu vực đệm liền kề phòng thủ thuật (không được khác tầng).

E.2./ Có khu vực cho nhân viên y tế thay quần áo sạch trước khi vệ sinh tay ngoại khoa.

E.3./ Nếu vệ sinh tay bằng xà phòng khử khuẩn: Thực hiện các bước từ E3.1 đến E3.

  • E3.1./ Có bồn vệ sinh tay đủ rộng, thành cao, có vòi cấp nước tự động hoặc cần gạt, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác.
  • E3.2 Có nước vô khuẩn, xét nghiệm vi sinh mỗi 3 tháng/ 01 lần. Nước rửa tay ngoại khoa là: nước vô khuẩn, ví dụ nước máy hoặc nước RO (Reverse Osmosis – thẩm thấu ngược) được khử khuẩn bằng tia cực tím hoặc được lọc qua màng siêu lọc.
  • E3.3./ Có xà phòng Chlohexidine 4%, khuyến khích sử dụng loại chai 500 ml (thay vì can lớn).
  • E3.4./ Có khăn lau tay vô khuẩn.
  • E3.5./ Có quy trình vệ sinh tay ngoại khoa bằng xà phòng treo hoặc dán ở trước bồn rửa tay.

E.4./ Nếu vệ sinh tay bằng cồn: Thực hiện các bước từ E4.1 đến E4.4.

  • E4.1./ Có bồn rửa tay thường quy, đầy đủ nước sạch, xà phòng.
  • E4.2./ Có khăn lau tay sạch hoặc giấy sử dụng 01 lần.
  • E4.3./ Có dung dịch cồn khử khuẩn tay ngoại khoa đạt tiêu chuẩn EN 12791hoặc ASTM E-1115.
  • E4.4./ Có quy trình vệ sinh tay ngoại khoa bằng cồn (17 bước) treo hoặc dán ở trước bồn rửa tay.

37- tieu-chuan-kiem-soat-nhiem-khuan-co-ban-co-so-kham-chua-benh-37 (13)

F. Buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình

F.1 Luôn có sẵn áo choàng vô khuẩn, mũ sử dụng 01 lần, khẩu trang sử dụng 01 lần và thay sau mỗi ca.

F.2 Buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình không nên có quạt hút trên trần và không nên có cửa sổ thông thương trực tiếp bên ngoài.

F.3 Tường của buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình sử dụng các vật liệu chịu nước, các chất tẩy khuẩn, sơn kháng khuẩn, được sử dụng tới trần.

F.4 Cửa buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình phẳng làm bằng chất liệu có thể vệ sinh, tẩy rửa; mở cửa không dùng tay.

F.5 Thực hiện vệ sinh bề mặt các trang thiết bị và buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình sau mỗi ca. Nếu sử dụng đèn UV để khử khuẩn bề mặt thì phải sử dụng đèn UVC chuyên dụng còn hạn sử dụng.

F.6 Nếu sử dụng vật liệu cấy ghép cho người bệnh thì vật liệu cấy ghép phải được tiệt khuẩn trước khi đưa vào cơ thể người bệnh.

F.7 Khuyến khích có vùng đệm cho khu vực buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình.
F.8 Khuyến khích bố trí buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình đặt ở cuối hành lang, ít người qua lại và dễ dàng kiểm soát lượng người ra vào khu vực tiểu phẫu.

F.9 Khuyến khích sàn buồng tiểu phẫu, buồng kế hoạch hóa gia đình phải được phủ vật liệu nhân tạo chống mài mòn, chống nấm móc, chống tĩnh điện.

F.10 Khuyến khích giao tuyến của sàn với tường cong trơn chống bám bụi, dễ vệ sinh, chống đọng nước và không bám bụi.

G. Xử lý đồ vải

G.1 Nếu phòng khám có xử lý đồ vải tại chỗ: Thực hiện các bước từ G1.1 đến G1.5.

  • G1.1./ Có quy trình thu gom, xử lý đồ vải sau sử dụng và đồ vải lây nhiễm.
  • G1.2./ Có khu vực xử lý đồ vải.
  • G1.3./ Có trang thiết bị thu gom, xử lý đồ vải và hóa chất theo quy định.
  • G1.4./ Có tủ lưu trữ đồ vải sạch sau xử lý.
  • G1.5./ Khuyến khích xử lý đồ vải nhân viên y tế tại phòng khám.

=> Cơ sở vật chất cho xử lý đồ vải. và quy trình thu gom, xử lý đồ vải lây nhiễm/ thông thường.

G.2 Nếu phòng khám có hợp đồng thu gom, xử lý đồ vải với đơn vị có tư cách pháp nhân: Thực hiện bước G2.1.

  • G2.1 Có quy trình thu gom, xử lý đồ vải sau sử dụng và đồ vải lây nhiễm

=> Hợp đồng – hóa đơn: cho cả 2 loại đồ vải lây nhiễm và thông thường

5/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Các bạn quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *